Kinh tế Greenland

Bài chi tiết: Kinh tế Greenland

Đầu thập niên 1990 kinh tế Greenland rơi vào cảnh nợ nần nhưng từ năm 1993 nền kinh tế đã có bước cải thiện. Chính phủ tự trị Greenland (GHRG) đã theo đuổi chính sách thuế chặt chẽ từ cuối thập niên 1980 giúp tạo ra thặng dư trong ngân sách công cộng và tỷ lệ lạm phát thấp. Từ năm 1990, Greenland đã bị thâm hụt thương mại nước ngoài sau khi đóng cửa những mỏ chìkẽm còn hoạt động năm 1990. Greenland hiện nay phụ thuộc nhiều vào công nghiệp đánh bắt hải sản, chế biến và xuất khẩu , tôm các loại, chiếm tới 90% tổng giá trị xuất cảng, là ngành mang lại nguồn thu lớn nhất.

Dù đã tái khởi động các hoạt động khai thác hydrocarbonkhoáng chất nhưng cần có nhiều năm nữa hiệu quả của nó mới thật sự đạt được. Du lịch là lĩnh vực duy nhất đã phát triển gần mức tới hạn của tiềm năng và thậm chí còn bị hạn chế vì mùa ngắn và chi phí cao. Việc sản xuất và buôn bán phần lớn do các xí nghiệp quốc doanh nắm giữ như hãng Royal Greenland (chế biến hải sản), KNI (hãng mậu dịch bán sỉ và bán lẻ), hãng điện thoại Tele Greenland, Royal Artic Line, Artic Umiaq Line và 37,5% của Air Greenland. Các hãng này đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Greenland.

Khoảng một nửa số chi phí công cộng do Chính phủ Đan Mạch tài trợ mỗi năm, bằng một khoản trợ cấp cả mớ (block grant), trong đó có khoản trợ cấp của Liên minh châu Âu và khoản thu từ bán môn bài đánh bắt cá là 280 triệu krone Đan Mạch/năm. Khoản trợ cấp này của năm 2007 là 3 tỷ 202,1 triệu krone Đan Mạch. Các chi phí hàng năm của chính phủ tự trị khoảng 6 tỷ krone Đan Mạch. Đây là khoản đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội. GDP trên đầu người tương đương với các nền kinh tế yếu kém ở châu Âu.